KEBACPHUOC
by on July 21, 2011
62 views
<p>Khi mãn kinh, cuộc sống của phụ nữ sẽ có nhiều biến động cả về <span class="VietAdTextLink" id="link0" style="text-decoration: underline; border-bottom-style: solid;border-bottom-width: 1px;white-space: nowrap;">sức khỏe</span>
và tâm lý. Nhưng điều đó không có nghĩa là đặt dấu chấm hết cho những
tháng ngày vui vẻ. Nếu chị em hiểu rõ về giai đoạn đặc biệt này, chuẩn
bị thật tốt sức khỏe thể chất và tinh thần, đôi khi, cuộc sống lại có
nhiều niềm vui hơn cả thời thanh xuân. Ở giai đoạn mãn kinh, phụ nữ hay
gặp phải những rối loạn như sau:<br>
<br></p><table align="left" border="0"><tbody><tr><td><img src="http://img.suckhoedoisong.vn/Images/Uploaded/2009/03/26/trung-nien.JPG"; border="0" height="227" width="293"> <br></td><td> </td></tr><tr><td> </td><td> </td></tr></tbody></table><p>Cơn
bốc hỏa: 80% chị em tự nhiên thấy có một luồng nóng bất thình lình chạy
trong cơ thể và mặt khiến da đỏ bừng, người toát mồ hôi. Cơn bốc hỏa
này có thể kéo dài từ một vài giây cho đến một vài phút; vào bất cứ lúc
nào; có thể xảy ra một vài lần trong tháng hoặc một vài lần trong ngày;
rõ rệt hơn khi mệt mỏi hoặc căng thẳng tâm lý. Sau cơn bốc hỏa, sẽ thấy
mệt mỏi, có cảm giác kiến bò khắp người. Cùng với cơn bốc hỏa là những
cơn nhức đầu như búa bổ, đau bụng âm ỉ... khiến phụ nữ bị mất ngủ triền
miên, hoặc tỉnh dậy khi đang ngủ từ đó ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và
tâm lý.<br><br>Buồng trứng và tử cung thay đổi: Sau khi mãn kinh, thể
tích của buồng trứng giảm 1/2 - 1/3 so với khi ở tuổi sinh đẻ. Trong
buồng trứng không có noãn bào hoặc chỉ sót lại những noãn bào thoái hóa,
không phát dục được. Sau khi mãn kinh, lượng oestrogen trong cơ thể phụ
nữ giảm xuống, tử cung dần hẹp lại, trọng lượng giảm, nếu có u thì thể
tích của u cũng dần nhỏ lại, nội mạc tử cung nhỏ và mỏng đi. Ngoài ra,
cổ tử cung cũng có thể nhỏ đi, chất tiết giảm.<br><br>Không còn hứng thú
với tình dục và dễ bị viêm đường tiết niệu: Thủ phạm chính là sự suy
giảm hormon estrogen khiến niêm mạc âm đạo mỏng và khô hơn, độ dính và
đàn hồi dần mất đi, âm đạo hẹp, ngắn, chất tiết giảm. Sự thay đổi này
cộng với sự thay đổi môi trường sinh học ở âm hộ có thể tạo ra đau, rát
khi giao hợp khiến nhiều phụ nữ mất hết hứng thú, thậm chí còn sợ hãi
với chuyện phòng the.<br><br>Loãng xương: Vào thời kỳ mãn kinh, xương
trở nên xốp, giòn và tiêu hóa nhanh hơn, làm xương dễ gãy hơn, giòn hơn.
Các phần xương chậu, khuỷu tay và xương sống bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Sự thay đổi này làm cho khớp xương đau nhức nhiều hơn.<br><br>Thực ra,
nếu có sự chuẩn bị thật tốt về tâm lý và sức khỏe trước đó, chị em sẽ
bước vào tuổi mãn kinh hết sức nhẹ nhàng và thoải mái: khám sức khỏe
định kỳ khi bước vào tuổi 40: việc làm này rất cần thiết, vừa giúp chị
em bảo vệ sức khỏe của mình, đồng thời giúp phát hiện và đối mặt với
những thay đổi khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, tiến tới thời kỳ mãn
kinh. Phụ nữ ở tuổi mãn kinh cũng cần được thường xuyên khám sức khỏe và
khám phụ khoa. Nếu phát hiện thấy có nhiều rối loạn có thể bổ sung một
liều nội tiết tố sinh dục nhỏ để làm giảm nhẹ các triệu chứng bốc hỏa,
loãng xương, cũng như an thần, nhằm ổn định các rối loạn về thần kinh
thực vật và tâm lý. Liệu pháp hormon thay thế cũng được đặt ra bởi
estrogen suy giảm là thủ phạm hàng đầu dẫn tới các rắc rối kể trên.
Estrogen có thể giúp giảm chứng khô âm đạo và các rắc rối về đường tiết
niệu, giảm bớt chứng loãng xương, hoặc làm chậm lại quá trình tiêu hóa
xương. Ngoài estrogen, còn có nhiều loại hormon khác cũng có tác dụng
tương tự. Việc dùng hormon nào là tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
Nhưng muốn sử dụng liệu pháp hormon thay thế, bắt buộc chị em phải đi
khám bệnh tổng quát để được tư vấn cụ thể. Chị em tuổi mãn kinh nên chọn
chế độ ăn uống ít chất béo, ít cholesterol, giàu canxi (sữa, tôm, cua,
trứng), phosphat... Nên ăn nhiều thực phẩm giàu omega-3, isoflavones và
phytosterols, ưu tiên sử dụng các <span class="VietAdTextLink" id="link1" style="text-decoration: underline; border-bottom-style: solid;border-bottom-width: 1px;white-space: nowrap;">sản phẩm</span>
có chứa nhiều chất chống ôxy hóa như giá đỗ xanh, giá đỗ tương, gấc,
trà xanh. Nên bổ sung các chế phẩm từ đậu nành như giá, sữa, đậu phụ,
tàu hũ... Việc uống nước đủ (1-2 lít nước/ngày) cũng hạn chế đáng kể
những rối loạn do mãn kinh mang lại. Nên hạn chế tối đa các gia vị cay,
nóng để giảm cơn bốc hỏa. Có thể dùng vitamin E hằng ngày. Tập thể dục
đều đặn: phụ nữ tuổi mãn kinh phải thường xuyên duy trì tập thể dục để
duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp máu tuần hoàn đều khắp cơ
thể. Nên dành tối thiểu 60 phút/ngày cho việc rèn luyện thân thể, bằng
cách: đi bộ, bơi lội, tập aerobics, các bài tập phù hợp... như thế không
chỉ tốt cho sức khỏe, làm tăng độ cứng chắc của xương, mà còn giúp tinh
thần chị em sảng khoái hơn, duy trì được vóc dáng gọn gàng của mình. </p>
Posted in: Old Sayings
Be the first person to like this.