ChemAnhNe
#0
<h2><span style="color: rgb(255, 204, 0);"><span style="color: rgb(0, 128, 0);">NGƯỜI NHẠC SĨ TÀI HOA</span><a href="http://cafevannghe.files.wordpress.com/2010/03/ns-ngo-thuy-mien-3.jpg"><img class="alignright size-thumbnail wp-image-183" title="NS Ngo Thuy Mien 3" src="http://cafevannghe.files.wordpress.com/2010/03/ns-ngo-thuy-mien-3.jpg?w=150&h=150"; alt="" width="150" height="150"></a></span></h2>
<p><span style="color: rgb(255, 0, 0);"><strong>- <span style="color: rgb(255, 0, 0);">Qu</span></strong></span><span style="color: rgb(255, 0, 0);"><strong>ế Phượng</strong></span></p>
<p style="text-align: justify;">Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tên thật là Ngô
Quang Bình, sinh 26/9/1948 tại Hải Phòng, là con thứ hai trong một gia
đình có bảy người con. Ông lớn lên với sách vở, thơ văn, vì gia đình có
mở một nhà sách tên Thanh Bình ngay thành phố Cảng, và sau này mở trên
đường Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu) Sài Gòn, trước trường
tiểu học Pháp Aurore.</p>
<p style="text-align: justify;">Sau khi gia đình vào Sài Gòn, Ngô Thụy
Miên theo học và tốt nghiệp về hai bộ môn vĩ cầm và nhạc pháp do các
nhạc sĩ Hùng Lân và Đỗ Thế Phiệt giảng dạy tại trường Quốc Gia Âm Nhạc
vào năm 1965, tuy nhiên ông bắt đầu viết nhạc từ năm 1963.</p>
<p style="text-align: justify;">Tình khúc đầu tiên mà nhạc sĩ Ngô Thụy
Miên sáng tác là bài “Chiều nay không có em” (1965), được giới SVHS thời
đó hưởng ứng rất nồng nhiệt. Vài năm sau, ông cho xuất bản một tập nhạc
đầu tay lấy tựa “Tình Khúc Đông Quân” in ronéo phát hành tại Sài Gòn
(1969). Đông Quân chính là bút hiệu đầu đời của ông trước khi đổi tên
Ngô Thụy Miên như bây giờ.</p>
<p style="text-align: justify;"><a href="http://cafevannghe.files.wordpress.com/2010/03/ns-ngo-thuy-mien-1.jpg"><img class="alignleft size-thumbnail wp-image-184" title="NS Ngo Thuy Mien 1" src="http://cafevannghe.files.wordpress.com/2010/03/ns-ngo-thuy-mien-1.jpg?w=156&h=210"; alt="" width="156" height="210"></a>Trong
tuyển tập “Tình Khúc Đông Quân”, Ngô Thụy Miên đã ghi lời tâm bút thay
cho lời ngỏ trên trang đầu, là những tình khúc viết cho bạn bè và tình
yêu, trong đó gồm 12 bài tình ca gồm : Giáng ngọc, Mùa thu này cho em
(sau đổi Mùa thu cho em), Gọi nắng (tức Giọt nắng hồng), Dấu vết tình
yêu (là Dấu tình sầu), Cho những mùa thu (là Thu trong mắt em), Tình
khúc tháng 6, Nhạt Tình (là Dấu vết tình yêu), Mây hồng (là Tuổi mây
hồng), Gọi tên em, Ái xuân, Mùa thu về trong mắt em (là Mắt thu) và Ngày
mai em đi. Ca khúc mới nhất của Ngô Thụy Miên có tên “Một lần là mãi
mãi”.</p>
<p style="text-align: justify;">Sau những sáng tác từ năm 1963, các nhạc
phẩm của Ngô Thụy Miên đến với công chúng vào năm 1965, sau đó ông có
những nhạc phẩm phổ thơ của thi sĩ Nguyên Sa Trần Bích Lan, qua các bài
Áo lụa Hà Đông, Paris có gì lạ không em, Tuổi 13…</p>
<p style="text-align: justify;">Còn trong thời gian theo học đại học,
nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã nhiều lần trình diễn và phổ biến những sáng tác
của ông tại các hội quán văn nghệ, các trung tâm văn hóa và giảng đường
đại học. Năm 1974, Ngô Thụy Miên thực hiện cuốn băng nhạc đầu tay “Tình
Ca Ngô Thụy Miên” gồm 17 tình khúc được viết trong khoảng thời gian
1965 – 1972. .</p>
<p style="text-align: justify;">Sau ngày 30/4/75 đến tháng 10/78, nhạc
sĩ Ngô Thụy Miên đến đảo Pulau Bidong, Mã Lai, và ra mắt một sáng tác
viết từ năm 1975, là bài “Em còn nhớ mùa xuân” gởi tặng riêng người yêu
là Đoàn Thanh Vân, là con gái của nam tài tử Đoàn Châu Mậu (trong một
gia đình gồm những người hoạt động về điện ảnh và âm nhạc như Đoàn Châu
Mậu bố của Đoàn Châu Nhi, Đoàn Châu Bào, Đoàn Thanh Sâm, Đoàn Thanh
Tuyền một thời cùng với nhạc sĩ Đức Huy. Có sự kết hợp thành cặp song ca
Đức Huy – Đoàn Thanh Tuyền nổi tiếng trong những sinh hoạt nhạc trẻ vào
đầu thập niên 70).</p>
<p style="text-align: justify;">Tình yêu giữa Ngô Thụy Miên và Đoàn
Thanh Vân bắt đầu khi cả hai gặp gỡ nhau tại trường Quốc Gia Âm Nhạc, bị
ngắt quãng một thời gian để sau đó lại tái hợp vào năm 1973 rồi đi đến
quyết định thành hôn. Nhưng ngày 30/4/75 đến như một sự chia cách, khiến
dự định thành hôn của hai người đã không thành, vì Đoàn Thanh Vân theo
gia đình ra đi trong những ngày đầu tiên, trong khi Ngô Thụy Miên ở lại
Sài Gòn. Chính niềm thương nhớ đó đã tạo thành cảm xúc cho ông sáng tác
ra ca khúc “Em còn nhớ mùa xuân”.</p>
<p style="text-align: justify;"><a href="http://cafevannghe.files.wordpress.com/2010/03/ns-ngo-thuy-mien-2.jpg"><img class="alignright size-thumbnail wp-image-185" title="NS Ngo Thuy Mien 2" src="http://cafevannghe.files.wordpress.com/2010/03/ns-ngo-thuy-mien-2.jpg?w=194&h=259"; alt="" width="194" height="259"></a>Sau
đó nhạc sĩ Ngô Thụy Miên được bảo lãnh sang Montréal, Canada, vào tháng
Tư năm 1979. Đoàn Thanh Vân từ San Diego, được tin người yêu đã đến
Canada, đã bay sang nối kết lại cuộc tình. Cùng năm 1979, cả hai qua
sống tại San Diego rồi dời lên Orange County. Năm 1980, Ngô Thụy Miên
bắt đầu đi làm về ngành điện toán cho trường UCLA, tại thành phố Olympia
thuộc tiểu bang Washington.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong thập niên 1990, nhạc sĩ Ngô Thụy
Miên tiếp tục sáng tác với những ca khúc mới như Cần thiết, Em về mùa
thu, Trong nỗi nhớ muộn màng… và nhất là Riêng một góc trời (1997). Năm
2000, là bài “Mưa trên cuộc tình tôi” được khán thính giả đón nhận một
cách đặc biệt. Tổng cộng đến nay, Ngô Thụy Miên sáng tác được trên 70 ca
khúc, với khoảng 20 bài từ trong nước.</p>
<p style="text-align: justify;">Có những nhận xét từ mọi người khi nói
rằng nhạc Ngô Thụy Miên chứa đựng đầy chất lãng mạn, chịu ảnh hưởng từ
thơ Nguyên Sa. Có người biện giải, những suy nghĩ đó chỉ đúng phần nào
khi ông phổ thơ Nguyên Sa. Còn những nhạc phẩm khác, nhạc Ngô Thụy Miên
vẫn mang đậm chất tình ca riêng biệt như những nhạc phẩm đầu tay trong
tập nhạc “Tình Khúc Đông Quân”. Vì nhạc của Ngô Thụy Miên nếu đứng riêng
biệt cũng không kém chất lãng mạn, trữ tình, vẫn có sắc thái độc đáo,
như nhạc phẩm “Mùa thu cho em” sau này lên hàng top hit.</p>
<p style="text-align: justify;">Tuy nhiên không ai có thể phủ nhận, khi
Ngô Thụy Miên phổ thơ Nguyên Sa thì sự giao duyên này là một cuộc giao
hưởng trường cửu, như các ca khúc “Paris có gì lạ không em”, “Tuổi 13”,
“Áo lụa Hà Đông”, “Nắng Paris nắng Sài Gòn”, “Tình khúc tháng 6”, “Tháng
6 trời mưa”… Sự giao hưởng này làm thăng hoa sự tuyệt tác từ thơ qua
nhạc và ngược lại. Để mọi người lúc đó mới chợt nhận ra, hiện hữu có một
nhà thơ tên Nguyên Sa hay một nhạc sĩ tên Ngô Thụy Miên đang thăng hoa
trong đời sống văn hóa nghệ thuật.</p>
<p style="text-align: justify;">Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên thường tâm sự :
“Tôi không viết nhạc để sống, nhưng sống để viết nhạc”, cho thấy ông là
người sống vì nghệ thuật hơn là nô lệ cho đồng tiền bằng những sáng tác
tác phẩm của mình, vì ông còn có một nghề khác là chuyên viên của ngành
điện toán. Cho đến nay Ngô Thụy Miên chỉ đến với âm nhạc bằng những cảm
xúc riêng tư, không hề có mục đích thương mại, do đó những tình khúc của
ông đã thoát ra sự gò bó khi dùng âm nhạc và lời ca làm sinh kế như
nhiều nhạc sĩ cùng thời.</p>
<p style="text-align: justify;">Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên muốn viết cho
chính ông, bằng những cảm xúc thật của mình, “tôi không viết cho mọi
người”. Tuy chủ trương không viết cho mọi người, nhưng dòng nhạc của ông
đã nói lên được tâm sự của những ai từng có những rung động trong tình
yêu.</p>
<p style="text-align: justify;"><a href="http://cafevannghe.files.wordpress.com/2010/03/ns-ngo-thuy-mien-4.jpg"><img class="alignright size-thumbnail wp-image-186" title="NS Ngo Thuy Mien 4" src="http://cafevannghe.files.wordpress.com/2010/03/ns-ngo-thuy-mien-4.jpg?w=199&h=204"; alt="" width="199" height="204"></a>Và
nhạc sĩ Ngô Thụy Miên còn cho biết, sáng tác của ông không hề nhắm vào
một giọng ca nào theo kiểu “đo ni đóng giày” như một số nhạc sĩ đã thể
hiện, như một Mạnh Phát viết cho Thanh Tuyền, Phương Dung, một Phạm Đình
Chương viết cho Thái Thanh, một Tâm Anh viết cho Phương Hồng Quế v.v…
vì vậy Ngô Thụy Miên cũng từng nói : “Như bài “Riêng một góc trời”, tôi
đâu có nghĩ là Tuấn Ngọc hát hay như vậy đâu, thế mà ông ấy hát ra nó
lại thành công ! Tuấn Ngọc hát bài đó tới lắm.”</p>
<h2 style="text-align: justify;"><span style="color: rgb(0, 128, 0);"><strong>Những nhạc phẩm Ngô Thụy Miên </strong></span></h2>
<h2 style="text-align: justify;"><span style="color: rgb(0, 128, 0);"><strong>phổ từ thơ Nguyên Sa :</strong></span></h2><p><span style="color: rgb(128, 0, 0); font-size: large;"><strong>Áo lụa Hà Đông</strong></span></p><h2 style="text-align: justify;"><span style="color: rgb(255, 102, 0);"><strong>LỜI : ÁO LỤA HÀ ĐÔNG</strong></span></h2>
<p style="text-align: justify;">Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát / Bởi vì
em mặc áo lụa Hà Đông / Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng / Anh vẫn yêu màu
áo ấy vô cùng / Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn / Mà mùa Thu dài lắm ở
chung quanh</p>
<p style="text-align: justify;">Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung / Bay
vội vã vào trong hồn mở cửa / Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết / Trời
chợt mưa, chợt nắng chẳng gì đâu / Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau? /
Để anh gọi tiếng thở buồn vọng laị ….</p>
<p style="text-align: justify;">Em ở đâu, hỡi mùa Thu tóc ngắn? / Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông / Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng / Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng</p><p><span style="color: rgb(128, 0, 0); font-size: large;"><strong>Niệm khúc cuối</strong></span></p><h2 style="text-align: justify;"><span style="color: rgb(255, 102, 0);">LỜI : THÁNG SÁU TRỜI MƯA</span></h2>
<p style="text-align: justify;">Tháng sáu trời mưa trời mưa không ngớt /
Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa / Anh lạy trời mưa phong tỏa đường
về / Và đêm ơi xin cứ dài vô tận / Đôi mắt em anh xin đừng lo ngại /
Mười ngón tay đừng tà áo mân mê</p>
<p style="text-align: justify;">Đừng hỏi anh rằng có phải đêm đã khuya /
Đừng hỏi anh rằng có phải đêm đã khuya / Da em trắng anh chẳng cần ánh
sáng / Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa Xuân / Trên cuộc đời sẽ chẳng có
giai nhân / Vì anh gọi tên em là nhan sắc / Anh sẽ vuốt tóc em cho đêm
khuya tròn giấc / Anh sẽ nâng tay em cho ngọc sát vào môi / Anh sẽ nói
thầm như gió thoảng trên vai / Anh sẽ nhớ suốt đời mưa tháng sáu em ơi</p>
<p style="text-align: justify;">Tháng sáu trời mưa em có nghe mưa xuống /
Trời không mưa em có lạy trời mưa / Anh vẫn xin mưa phong tỏa đường về /
Anh vẫn xin mưa phong tỏa đường em .</p>
Be the first person to like this.