Hoa_Phuong
#0
<P><SPAN style="COLOR:rgb(128,0,0)" _mce_style="color:rgb(128,0,0);"><STRONG><FONT size=2 face=Arial>Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua, và vài năm sau trở thành một nhà sư và đã để lại một di sản Thiền Tông bây giờ vẫn còn phát triển để trở thành dòng Thiền lớn nhất tại Việt Nam. Ngài tên là Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba của Nhà Trần và là vị sáng lập Dòng Thiền Trúc Lâm.</FONT></STRONG></SPAN></P>
<P><STRONG><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Ngài tên húy là Khâm, con trưởng vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Hoàng thái hậu, sanh ngày mười một tháng mười một năm Mậu Ngọ (1258). Ngài tuy ở vị sang cả mà tâm hâm mộ Thiền tông từ thuở nhỏ. Năm mười sáu tuổi được lập làm Hoàng thái tử. Ngài cố từ để nhường lại cho em, mà vua cha không chịu. Vua cưới trưởng nữ của Nguyên Từ Quốc mẫu cho Ngài, tức là Khâm Từ Thái hậu sau này. Sống trong cảnh vui hòa hạnh phúc ấy mà tâm Ngài vẫn thích đi tu.</FONT></FONT></FONT> </STRONG>
<P><STRONG><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Một hôm vào lúc giữa đêm, Ngài trèo thành trốn đi, định vào núi Yên Tử. Đến chùa Tháp ở núi Đông Cứu thì trời vừa sáng, trong người mệt nhọc quá, Ngài bèn vào nằm nghỉ trong tháp. Vị sư trụ trì ở đây thấy Ngài tướng mạo khác thường, liền làm cơm thết đãi. Vua cha hay tin, sai các quan đi tìm thấy, Ngài bất đắc dĩ phải trở về.</FONT></FONT></FONT> </STRONG>
<P><STRONG><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Năm hai mươi mốt tuổi, Ngài lên ngôi Hoàng đế (1279). Tuy ở địa vị cửu trùng, mà Ngài vẫn giữ mình thanh tịnh để tu tập. Thường ngày, Ngài đến chùa Tư Phước trong đại nội tu tập. </FONT></FONT></FONT> </STRONG>
<P><STRONG><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Một hôm nghỉ trưa, Ngài thấy trong rốn mọc lên một hoa sen vàng lớn bằng bánh xe, trên hoa sen có đức Phật vàng. Có người đứng bên cạnh chỉ Ngài nói: “Biết ông Phật này chăng? Là đức Phật Biến Chiếu.” Tỉnh giấc, Ngài đem việc đó tâu lên vua cha. Vua Thánh Tông khen là việc kỳ đặc.</FONT></FONT></FONT> </STRONG>
<P><STRONG><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Ngài thường ăn chay lạt thân thể gầy ốm. Thánh Tông thấy thế lấy làm lạ, nên hỏi nguyên do. Ngài trình thật với cha. Thánh Tông khóc bảo: “Nay ta đã già, chỉ trông cậy một mình con, con lại làm như thế, làm sao gánh vác được sự nghiệp của tổ tiên?” Ngài nghe dạy cũng rơi nước mắt.</FONT></FONT></FONT> </STRONG>
<P><STRONG><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Con người Ngài rất thông minh hiếu học, đọc hết các sách vở, suốt thông nội điển (kinh) và ngoại điển (sách đời). Những khi nhàn rỗi, Ngài mời các Thiền khách bàn giải về Tâm tông (thiền), tham học thiền với Thượng Sĩ Tuệ Trung, thâm đắc đến chỗ thiền tủy. Đối với Thượng Sĩ, Ngài kính lễ làm thầy.</FONT></FONT></FONT> </STRONG>
<P><STRONG><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Những khi giặc Nguyên sang quấy rối, Ngài phải xếp việc kinh kệ để lo giữ gìn xã tắc. Nhờ tình đoàn kết quân dân, Ngài đã hai lần (1285, 1288) đuổi được quân Nguyên, giữ gìn trọn vẹn đất nước. Dưới triều đại Ngài, hai cuộc hội nghị nổi tiếng được ghi vào sử sách là: hội nghị các tướng lãnh ở Bình Than, hội nghị những bô lão trong cả nước ở Diên Hồng để bàn mưu kế, tỏ quyết tâm chống giặc.</FONT></FONT></FONT> </STRONG>
<P><STRONG><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Giặc thua và bỏ chạy; các cuộc chiến kết thúc vớI quá nhiều sinh mạng hy sinh và thị trấn bị phá hủy. Phải mất nhiều năm mới tái thiết lạI đất nước. </FONT></FONT></FONT> </P>
<P><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Năm Quí Tỵ (1293), Ngài nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông, lên làm Thái thượng hoàng. Ở ngôi Thái thượng hoàng để chỉ dạy cho con được sáu năm, Ngài sắp đặt việc xuất gia.</FONT></FONT></FONT>
<P><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Đến tháng mười năm Kỷ Hợi (1299) Ngài xuất gia vào tu ở núi Yên Tử. Ở đây, Ngài chuyên cần tu tập theo hạnh đầu-đà (khổ hạnh) lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu-đà.</FONT></FONT></FONT>
<P><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Đến năm Giáp Thìn (1304), Ngài dạo đi khắp nơi khuyên dân dẹp bỏ những dâm từ (miếu thờ thần không chánh đáng), và dạy họ tu hành thập thiện. Vào mùa đông năm ấy, vua Anh Tông dâng biểu thỉnh Ngài về đại nội để truyền giới Bồ-tát tại gia. Sau đó, Ngài chống gậy đến chùa Sùng Nghiêm ở núi Linh Sơn để truyền bá Thiền tông.</FONT></FONT></FONT>
<P><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Ngày mùng một tháng giêng năm Mậu Thân (1308), Ngài sai Pháp Loa đến huyện Siêu Loại tại Báo Ân Thiền tự khai giảng trụ trì. Tháng tư năm ấy, Ngài đến chùa Vĩnh Nghiêm ở Lượng Giang kiết hạ và sai Pháp Loa khai giảng trụ trì. Chính Ngài giảng Truyền Đăng Lục, bảo Quốc sư Đạo Nhất vì chúng giảng kinh Pháp Hoa. Bãi hạ, Ngài vào núi Yên Tử, đuổi hết những người cư sĩ theo hầu hạ và những kẻ nô dịch trong chùa, không được chực hầu như trước. Chỉ để lại mười vị thị giả thường theo Ngài. Ngài lên ở am Tử Tiêu, vì Pháp Loa giảng Truyền Đăng Lục. Thị giả xuống núi gần hết, duy có đệ tử thượng túc là Pháp Loa còn ở thôi.</FONT></FONT></FONT>
<P><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Từ đây, Ngài leo khắp các núi, tìm kiếm các hang động, ở tại thạch thất. Pháp Loa thấy thế bạch: “Tôn đức tuổi đã già yếu, mà xông pha trong sương tuyết, lỡ có bề gì thì mạng mạch Phật pháp trông cậy vào ai?” Ngài bảo: “Ta thời tiết đã đến, muốn tạo cái kế lâu dài vậy.”</FONT></FONT></FONT>
<P><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Ngày mùng năm tháng mười năm ấy, người nhà của công chúa Thiên Đoan lên núi bạch Ngài: “Công chúa Thiên Đoan bệnh nặng mong được thấy Tôn đức rồi chết.” Ngài bùi ngùi bảo: “Thời tiết đã đến vậy.” Ngài bèn chống gậy xuống núi, chỉ cho theo một người thị giả. </FONT></FONT></FONT>
<P><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Ngài mùng mười Ngài về đến kinh, gặp ngườI thân, chia sẻ các giây phút cảm xúc, và nói về pháp môn lìa sinh tử.</FONT></FONT></FONT>
<P><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Ngày rằm Ngài trở về núi. Ngài dừng nghỉ ở chùa Siêu Loại. Hôm sau vừa rạng đông, Ngài đi bộ đến chùa làng Cổ Châu, tự đề bài kệ rằng:</FONT></FONT></FONT> </P>
<P><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>ÂM:</FONT></FONT></FONT> <BR><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#cc0000><FONT size=-1>Thế số nhất tức mặc</FONT></FONT></FONT> <BR><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#cc0000><FONT size=-1>Thời tình lưỡng hải ngân</FONT></FONT></FONT> <BR><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#cc0000><FONT size=-1>Ma cung hồn quản thậm</FONT></FONT></FONT> <BR><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#cc0000><FONT size=-1>Phật quốc bất thắng xuân.</FONT></FONT></FONT>
<P><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>DỊCH:</FONT></FONT></FONT> <BR><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#cc0000><FONT size=-1>Số đời một hơi thở</FONT></FONT></FONT> <BR><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#cc0000><FONT size=-1>Lòng người hai biển vàng</FONT></FONT></FONT> <BR><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#cc0000><FONT size=-1>Cung ma dồn quá lắm</FONT></FONT></FONT> <BR><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#cc0000><FONT size=-1>Cõi Phật vui nào hơn. </FONT></FONT></FONT> <BR><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#3333ff><FONT size=-1>(Bản Việt dịch của HT Thích Thanh Từ)</FONT></FONT></FONT> </P>
<P><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Đến ngày mười bảy, Ngài dừng nghỉ ở chùa Sùng Nghiêm tại Linh Sơn, Tuyên Từ Hoàng thái hậu thỉnh Ngài vào am Bình Dương cúng trai. Ngài vui vẻ nói: “Đây là bữa cúng dường rốt sau.” </FONT></FONT></FONT>
<P><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Ngày mười tám, Ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn An Kỳ Sanh. Nghe nhức đầu, Ngài gọi hai vị Tỳ-kheo trong chùa bảo: “Ta muốn lên ngọn Ngọa Vân mà chân không thể leo nổi, phải làm sao?” Hai vị Tỳ-kheo bạch: “Hai đệ tử có thể giúp được.” Đến am Ngọa Vân, Ngài tạ hai vị Tỳ-kheo rằng: “Xuống núi tu hành đi, chớ xem thường việc sanh tử.”</FONT></FONT></FONT>
<P><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Ngày mười chín, Ngài sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử gọi Bảo Sát đến đây gấp. </FONT></FONT></FONT>
<P><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Ngày hai mươi mốt, Bảo Sát đến am Ngọa Vân. Ngài trông thấy mỉm cười bảo: “Ta sắp đi đây, nhà ngươi đến sao trễ vậy? Đối với Phật pháp, ngươi có chỗ nào chưa rõ hãy nói mau.”</FONT></FONT></FONT>
<P><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Bảo Sát hỏi:</FONT></FONT></FONT> <BR><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>- Như khi Mã Tổ bệnh, Viện chủ hỏi: “Những ngày gần đây Tôn đức thế nào?” Mã Tổ bảo: “Mặt trời Phật, mặt trăng Phật.” Nói thế ý chỉ làm sao? </FONT></FONT></FONT>
<P><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Ngài lớn tiếng đáp:</FONT></FONT></FONT> <BR><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>- Ngũ đế tam hoàng là vật gì?</FONT></FONT></FONT>
<P><I><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>(Nhật Diện Phật và Nguyệt Diện Phật là tên hai vị Phật có khuôn mặt như mặt trời, mặt trăng. Hai vị có tên trong Kinh Vạn Phật. Được nói, thọ mệnh Nhật Diện Phật 1.800 năm, Nguyệt Diện Phật chỉ một ngày, một đêm.)</FONT></FONT></FONT></I>
<P><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Bảo Sát lại hỏi:</FONT></FONT></FONT>
<P><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>- Chỉ như “Hoa sum sê chừ gấm sum sê, tre đất nam chừ cây đất bắc”, lại là sao? </FONT></FONT></FONT>
<P><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Ngài đáp:</FONT></FONT></FONT>
<P><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>- Làm mù mắt  ngươi.</FONT></FONT></FONT>
<P><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Bảo Sát bèn thôi.</FONT></FONT></FONT>
<P><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Suốt mấy hôm trời đất u ám, chim vượn kêu hót rất bi thảm.</FONT></FONT></FONT>
<P><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Đến ngày mùng một tháng mười một, đêm nay trời trong sao sáng, Ngài hỏi Bảo Sát: “Hiện giờ là giờ gì?” Bảo Sát bạch: “Giờ Tý.” </FONT></FONT></FONT>
<P><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Ngài lấy tay vén màn cửa sổ nhìn xem, nói: “Đến giờ ta đi.” Bảo Sát hỏi: “Tôn đức đi đến chỗ nào?” Ngài nói kệ đáp:</FONT></FONT></FONT>
<P><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>ÂM:</FONT></FONT></FONT> <BR><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#cc0000><FONT size=-1>Nhất thiết pháp bất sanh</FONT></FONT></FONT> <BR><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#cc0000><FONT size=-1>Nhất thiết pháp bất diệt</FONT></FONT></FONT> <BR><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#cc0000><FONT size=-1>Nhược năng như thị giải </FONT></FONT></FONT> <BR><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#cc0000><FONT size=-1>Chư Phật thường hiện tiền</FONT></FONT></FONT> <BR><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#cc0000><FONT size=-1>Hà khứ lai chi liễu dã.</FONT></FONT></FONT>
<P><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>DỊCH:</FONT></FONT></FONT> <BR><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#cc0000><FONT size=-1>Tất cả pháp chẳng sanh</FONT></FONT></FONT> <BR><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#cc0000><FONT size=-1>Tất cả pháp chẳng diệt</FONT></FONT></FONT> <BR><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#cc0000><FONT size=-1>Nếu hay hiểu như thế </FONT></FONT></FONT> <BR><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#cc0000><FONT size=-1>Chư Phật thường hiện tiền</FONT></FONT></FONT> <BR><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#cc0000><FONT size=-1>Nào có đến đi ấy vậy. </FONT></FONT></FONT> <BR><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#3333ff><FONT size=-1>(Bản Việt dịch của HT Thích Thanh Từ)</FONT></FONT></FONT> </P>
<P><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Bảo Sát hỏi:</FONT></FONT></FONT> <BR><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>- Chỉ như khi chẳng sanh chẳng diệt là thế nào?</FONT></FONT></FONT> <BR><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Ngài liền nhằm miệng Bảo Sát tát cho một cái, nói:</FONT></FONT></FONT> <BR><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>- Chớ nói mớ.</FONT></FONT></FONT> <BR><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Nói xong, Ngài bèn nằm như sư tử lặng lẽ mà tịch, vào niên hiệu Hưng Long thứ mười sáu (1308), thọ năm mươi mốt tuổi.</FONT></FONT></FONT>
<P><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Sinh năm 1258 và viên tịch năm 1308, Trần Nhân Tông sống chỉ nửa thế kỷ; nhưng dòng Thiền do ngài sáng lập bây giờ đã trở thành dòng Thiền lớn nhất ở Việt Nam, sau hơn bảy trăm năm phát triển. Cũng còn là một tác giả đa dạng, ngài đã để lại nhiều bài thơ Thiền và sách về giáo pháp nhà Phật từ đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho các thế hệ tương lai.</FONT></FONT></FONT>
<P><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>Pháp Loa theo lời di chúc của Ngài làm lễ hỏa táng, lượm ngọc cốt có năm màu để vào bình. Vua Anh Tông cùng đình thần đem long giá rước ngọc cốt về tôn thờ nơi Đức Lăng và xây tháp ở chùa Vân Yên trên núi Yên Tử, để hiệu là Huệ Quang Kim Tháp và dâng tôn hiệu là Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu-đà Tĩnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật</FONT></FONT></FONT></P>
<P><SPAN style="COLOR:rgb(128,0,0)" _mce_style="color:rgb(128,0,0);"><FONT face=Arial,Helvetica><FONT color=#000000><FONT size=-1>.(suutam).</FONT></FONT></FONT></SPAN></P></STRONG>
Last update on July 20, 8:07 pm by Nguyen thi phuong.
Be the first person to like this.