Hoa_Phuong
#0
<P style="TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: medium; COLOR:rgb(0,51,102); FONT-FAMILY: andale mono,times" _mce_style="font-size: medium; color:rgb(0,51,102); font-family: andale mono,times;"><STRONG>Vượt qua những đèo dốc, một bên biển xanh ngăn ngắt êm đềm sóng vỗ, một bên cách núi cao dựng đứng cùng những làng mạc ẩn trong những vườn cây ăn trái xum suê, xe đưa du khách tới Công viên Mũi Tàu - nơi có bức tượng Mạc Cửu bằng đá xanh cao bảy mét sừng sững vươn lên trời cao bên núi Tô Châu trầm mặc soi bóng xuống Đông Hồ. Qua cầu Tô Châu, du khách sẽ bước vào thế giới hoài cổ.</STRONG></SPAN></P>
<DIV style="TEXT-ALIGN: justify"></DIV>
<DIV style="TEXT-ALIGN: justify"><BR><SPAN style="FONT-SIZE: medium; COLOR:rgb(0,51,102); FONT-FAMILY: andale mono,times" _mce_style="font-size: medium; color:rgb(0,51,102); font-family: andale mono,times;">Làng Mạc Cửu chiếm một diện tích rộng lớn, hầu như cả ngọn Bình San điệp thúy. Là triều thần nhà Minh, nên khi Minh triều bị nhà Thanh cướp ngôi, Mạc Cửu (sinh năm 1655 tại Triều Châu, Quảng Đông, Trung Quốc) đưa gia đình cùng đoàn tùy tùng đến Hà Tiên định cư, lập nên làng ấp, biến địa phương vắng xa xăm này thành một cảng thị phồn vinh, một xứ sở có văn hóa với ngôi cao nhất là Tao đàn Chiêu Anh Các do con ông - nhà chính trị, kinh tế và văn hóa tài ba Mạc Thiên Tích (Tứ) làm chủ soái, lưu lại trên văn đàn nước Việt áng thơ bất hủ Hà Tiên thập cảnh. Khi Mạc Cửu qua đời, với công trạng ấy, ông được Ninh vương truy tặng "Khai trấn, Thượng trụ quốc, Đại tướng quân Vũ Nghị công".</SPAN></DIV>
<DIV style="TEXT-ALIGN: justify" _mce_style="text-align: justify;"><SPAN style="FONT-SIZE: medium; COLOR:rgb(0,51,102); FONT-FAMILY: andale mono,times" _mce_style="font-size: medium; color:rgb(0,51,102); font-family: andale mono,times;"></SPAN> </DIV>
<DIV style="TEXT-ALIGN: justify" _mce_style="text-align: justify;"><SPAN style="FONT-SIZE: medium; COLOR:rgb(0,51,102); FONT-FAMILY: andale mono,times" _mce_style="font-size: medium; color:rgb(0,51,102); font-family: andale mono,times;">Lăng Mạc Cửu gồm đến thờ và quần thể mộ phần. Đền thờ Mạc Cửu còn gọi là Trung Nghĩa từ, thường gọi tắt là miếu Linh, tọa lạc dưới chân núi Bình San. "Trước đền có hồ sen rộng lớn, nước trong trẻo, hoa tốt tươi, lá xanh bông thắm, giữa chen nhị vàng. Cả dân thành phố đều uống nước ao Sen, cho nên xe bò chở nước xuống lên thường bữa". Ao Sen là nơi Mạc Cửu cho đào với tên gọi Bán Nguyệt liên trì. Cổng đền thờ Mạc Cửu có hai câu liễn đối bằng chữ Hán do nhà Nguyễn ban tặng: "Nhất môn trung nghĩa gia thịnh trọng/ Thất điệp phiên hàn quốc lũng vinh". (Một nhà trung nghĩa danh thơm cả họ/ Bảy lá giậu che, cả nước mến yêu). Vào trong là võ ca, xung quanh là khoảng sân phủ trùm bóng mát cây xanh. Kế đó là đền thờ Mạc Cửu với cột vuông, hoành phi và liên đối. Ngay chính điện có một biển thờ đề :"Khai trấn trụ quốc". Vách đền là những bài thơ trứ tác trăm năm trước của một tao đàn hải ngoại là Hà Tiên thập vinh.
<DIV style="TEXT-ALIGN: justify" _mce_style="text-align: justify;"><BR>Theo con đường dốc bậc cấp lên núi, du khách sẽ rất hứng khởi đi xuyên qua nhưng rừng cây bạch mai được sản sinh từ cây mẹ, đem từ Quảng Tây (Trung Quốc) sang trồng năm 1720. "Bạch mai mới thực là thơm đẹp lạ thường. Người ta dùng bạch mai phơi khô để ướp trà. Màu hoa trắng như tuyết, nhị vàng hoa trồng tương tự như hoa mù u, cho đến nhánh lá đều giống. Hoa mù u cũng nhị vàng cánh trắng, nhưng thiếu vẻ tinh thần, và không có cái u hương thanh vị bằng hoa mai" (...) "Bạch mai rể ăn thực là sâu, chỉ độc có một rễ cái, rễ đi đến đâu lại đâm con lên đấy. Hằng năm, vào những ngày Tết Nguyên đán, mai nở trắng cành, tỏa hương thơm ngát.</DIV>
<DIV style="TEXT-ALIGN: justify" _mce_style="text-align: justify;"><BR>Ở khu vực lăng, ngôi mộ lớn nhất, uy nghiêm nhất là mộ Mạc Cửu, có hình bán nguyệt, có vành thành bằng đất to lớn như con rồng nằm uốn che quanh nấm mồ theo phong cách mộ táng của người Triều Châu. Trước khung cảnh mộ phần tôn nghiệm, chợt nghe đâu đây lời bài hát hà Tiên của nhạc sĩ lê Dinh dịu êm:"Tôi qua làng Mạc Cửu, nằm trên con voi phục", chợt thấy lòng buồn rười rượi. "Con voi phục" năm xưa ám bụi thời gian, nhưng đáng buồn là hai tượng tướng quân bằng đá xanh đứng canh hai bên cánh mộ năm xưa đã bị trộm mất, không thay được bằng hai tượng xi măng không thể trơ gan cùng tuế nguyệt. Người ta đã phần nào làm mất đi lòng hiếu nghĩa của Mạc Thiên Tích khi ông cho khởi xây lăng mộ cha mình từ năm 1735, ngay năm cha ông qua đời, bằng đá xanh, do các nhà buôn Trung Quốc chở từ Quảng Tây sang, hoàn thành năm 1739 " Còn khoảng 40 mộ trên sườn đồi. Bố trí từ trên xuống dưới theo phổ hệ, như tấm gương hưng thịnh và suy vong của một dòng họ.</DIV>
<DIV style="TEXT-ALIGN: justify" _mce_style="text-align: justify;"><BR>Đứng nơi phần mộ của Mạc Cửu, nhiều người chợt nhớ về 300 năm trước, khi nơi đây Mạc Cửu lập nền Xã Tắc dùng làm nơi tế chiến sĩ trận vong và nền Xuyên sơn làm nơi tế trời đất hàng năm vào ngày mồng 9 tháng Giêng Âm lịch. Cũng chính tại nơi này, du khách có dịp phóng tầm mắt nhìn bao quát một phần thị xã Hà Tiên thơ mộng với vịnh biển, nơi có núi Pháo Đài vinh danh với tên gọi "Kim Dự lan đào"</DIV>
<DIV style="TEXT-ALIGN: justify" _mce_style="text-align: justify;"><BR>Rời lăng Mạc Cửu, du khách sẽ thấy một đoạn đường dài trăm thước, lãng mạn với hai hàng cây ngọc lan tỏa bóng mát quanh năm. Những ngày hoa nở, hương ngọc lan phả xuống khiến khách bộ hành cảm thấy vô cùng dễ chịu bởi mùi thơm thanh khiết, trầm mặc. Họ càng cảm thấy được thoát tục hơn khi nghe tiếng "chuông ngân trong chiều vắng" từ chùa Phù Dung văng vẳng đong đưa.</DIV>
<DIV style="TEXT-ALIGN: justify" _mce_style="text-align: justify;"><BR></DIV></SPAN></DIV>
<DIV style="TEXT-ALIGN: justify" _mce_style="text-align: justify;"><BR></DIV>
Last update on August 11, 12:03 am by Nguyen thi phuong.
Be the first person to like this.