KEBACPHUOC
by on July 21, 2011
52 views
<p><font color="#675B62" face="arial" size="2">1. Định Định nghĩa. <br><br>      2. Xét về phương diện sinh lý. <br><br>      3. Về phương diện tâm lý. <br><br>      4. Có ai thiếu hẳn nghị lực không? <br><br>      1. Định nghĩa <br><br>
     Khi ai bảo ông X có nghị lực, ta hiểu ngay là ông ấy có một chí
hướng và đủ năng lực thắng mọi trở ngại để đạt chí hướng ấy. <br><br>      Nhưng ta thường nghĩ lầm rằng nghị lực là một năng lực tinh thần, sự thực nó gồm ba năng lực đều quan trọng cả: <br><br>      - Suy nghĩ. <br><br>      - Quyết định. <br><br>      - Và thực hành. <br><br>
     Tôi xin lấy một thí dụ: tôi muốn lựa một nghề và tôi nghĩ đến nghề
y sĩ hoặc giáo sư. Trước hết tôi phải xét mỗi nghề đó cần đến những khả
năng nào và tôi có những khả năng ấy không; lại xét nghề nào có tương
lai hơn, hợp với gia cảnh của tôi hơn… <br><br>      Khi đã so sánh kỹ lưỡng, tôi quyết định lựa một nghề, rồi ghi tên vào ban đại học dạy nghề đó. <br><br>      Sau cùng, tôi phải kiên nhẫn học tập cho tới khi thành tài. <br><br>
     Nếu thiếu công việc thứ nhất là suy nghĩ, lựa chọn – mà hễ thiếu
công việc đó thì cũng thiếu luôn công việc thứ nhì là quyết định - chẳng
hạn, nếu tôi vâng lời song thân tôi mà học nghề y sĩ, chứ trong lòng
tôi chẳng thích gì nghề đó cả, rồi ngoan ngoãn cắp sách tới trường học
đủ bài để thi, thì bạn chỉ có thể bảo tôi là một người con hiếu thuận
chứ chưa thể cho tôi là có nghị lực được. <br><br>      2. Xét về phương diện sinh lý <br><br>      Vì nghị lực gồm ba năng lực tinh thần nên khó mà định được phần nào trong cơ thể ta điều khiển nghị lực. <br><br>
     Ông Ferrier kể trường hợp những người có bệnh ở phần óc phía trán
mà sinh ra mất nghị lực rồi ông kết luận rằng chính phần óc đó là cơ
quan của nghị lực. Các nhà bác học hiện nay không công nhận thuyết ấy vì
phần óc đó thực ra chỉ điều khiển những vận động tự ý của ta thôi, mà
những vận động này, như tôi đã nói trong đoạn trên, chỉ là giai đoạn thứ
ba của nghị lực. <br><br>      Khoa học chưa tìm được cơ quan nào điều
khiển sự suy nghĩ và quyết định: người ta chỉ biết là ở óc, nhưng phần
nào ở óc và óc hoạt động ra sao để suy nghĩ, quyết định thì chưa ai rõ. <br><br>
Chúng ta nên biết thêm rằng có những hạch ảnh hưởng lớn tới bộ thần
kinh. Bác sĩ Lepold Lévi nhận xét một em nhỏ dưới mười một tuổi học giỏi
nhất lớp. Vì muốn cắt một cái bướu, ông phải cắt luôn hạch ở trước cổ
(thyroide) và từ đó, những cơ năng tinh thần của em lần lần suy giảm: em
nói rất chậm chạp, cử động uể oải, ký tính kém sút. Ba năm sau, em hoàn
toàn quên hẳn chữ, không viết và cũng không đọc được nữa, em tỏ ra nóng
tính, quạu cọ. Ông lấy nước hạch đó của loài cừu chích cho em thì cơ
năng tinh thần của em lần lần phục hồi, chỉ một tháng sau, em viết được
thư; và hễ ngưng chích ít lâu thì bệnh trở lại như cũ. Ông kể thêm nhiều
trường hợp như vậy và kết luận rằng những người ít hăng hái, hoạt động,
là do hạch trước cổ suy nhược. <br><br>      Một đời sống hợp vệ sinh,
những thức ăn lành, bổ, cách thâm hô hấp cũng ảnh hưởng tốt đến nghị
lực; trái lại bệnh nghiện rượu, nghiện thuốc phiện làm cho con người bạc
nhược và di hại đến đời sau. <br><br>      Ở cuối sách, chúng tôi sẽ
chỉ những phép vệ sinh phải theo để tăng cường nghị lực; dưới đây hãy
xin xem xét kỹ về phương diện tâm lý của nghị lực. <br><br>      3. Về phương diện tâm lý <br><br>      Người có nghị lực có đủ ba đức tính: có sáng kiến, biết quyết định và hành động đắc lực. <br><br>
     Có sáng kiến là biết tự vạch con đường để đi, không theo ý chí của
ai. Óc sáng kiến đó không cần phải nẩy nở lắm như óc các nhà bác học:
miễn là biết tự kiếm lấy giải pháp cho những công việc thường ngày là
được. Như vậy, hạng người trung bình nào cũng có đủ sáng kiến để có nghị
lực: nhưng thiếu sáng kiến thì quyết nhiên không được, ta sẽ chỉ như
người bù nhìn để người khác giật dây mà bù nhìn thì làm gì còn có nghị
lực, cần dùng gì tới nghị lực? <br><br>      Quyết định phải nhanh để
hoạt động cho kịp thời, không do dự mà bỏ lỡ cơ hội; và phải sáng suốt
để sau khỏi thường hay đổi ý kiến. Đức quyết đoán quan trọng lắm, nên
người ta hay dùng nó để xét một người có nghị lực hay không. <br><br>
     Song giai đoạn quan trọng nhất vẫn là giai đoạn thực hành và muốn
thực hành phải bền chí hoạt động, gặp trở ngại gì cũng ráng san phẳng
cho được. Phải tự chủ được mình, thắng các cám dỗ ở ngoài và bản tính
thích an nhàn, dật lạc của loài người. Tuy nhiên ba đức ấy nên vừa phải,
nếu quá mức thì lại có hại cho nghị lực. Óc sáng kiến mà mạnh quá,
không được hợp lý thì ta hoá gàn dở, mơ mộng, ngược đời. Tinh thần quyết
định mà thiếu quân bình thì có thể thành tật nông nổi, nhẹ dạ, hoặc quá
cẩn thận đến nhút nhát. Bền gan mà không sáng suốt, biết tuỳ thời thì
thành bướng bỉnh, xuẩn động. Và một người tự chủ quá có thể thiếu tình
cảm mà hoá ra lãnh đạm. <br><br>      Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nghị lực. <br><br>
     Thói quen mới đầu giúp ta dễ hành động nhưng có thể giảm nghị lực
vì nó làm cho ta thành cái máy, không cần suy nghĩ, gắng sức nữa. Chẳng
hạn bạn muốn bỏ tật hút thuốc lá, mấy ngày đầu thấy khó, sau nhờ thói
quen mà thấy dễ, lần lần bạn không phải dùng nghị lực nữa mà không dùng
tới nó lâu thì nó có thể suy. <br><br>      Sự hiểu rộng biết nhiều giúp
ta suy nghĩ sáng suốt, nhưng chính tình cảm mãnh liệt mới giúp ta quyết
định mau lẹ và bền chí thực hành. Học rộng mà thiếu đức tin thường chỉ
là hạng người nói hay mà làm dở. <br><br>      Hoàn cảnh xã hội có thể
tăng hay giảm nghị lực của ta. Được người khác khuyến khích, ta hăng hái
theo đuổi mục đích; bị thiên hạ thờ ơ, ta chán nản mà bỏ dở công việc. <br><br>      Những luật sinh lý và tâm lý ấy có những áp dụng vào sự rèn nghị lực mà tôi sẽ chỉ trong phần II. <br><br>      4. Có ai thiếu hẳn nghị lực không? <br><br>      Trước khi qua chương, tôi cần phải đánh đổ một niềm tin tưởng sai lầm rất hại cho sự rèn luyện của ta. <br><br>
     Nhiều người nghĩ rằng nghị lực là một năng lực kỳ diệu trời cho
mới được và giúp ta làm những việc phi thường. Tôi xin nhắc lại, nghị
lực gồm ba năng lực chứ không phải là một năng lực; ba năng lực ấy ai
cũng có, chỉ trừ những kẻ bệnh tật nặng, mà đầu chương sau, tôi sẽ xét
tới. Ai là người mỗi ngày hoặc mỗi tuần không suy nghĩ, quyết định rồi
thực hành một việc gì đó nhỏ hay lớn? Sáng chủ nhật trước, bạn thức dậy,
do dự không biết nên đi thăm một người quen hay đi xem hát bóng, sau
bạn nhất định đi thăm người đó và điểm tâm xong, bạn thay quần áo đi
liền. Như vậy là bạn có nghị lực rồi đấy. <br><br>      Làm việc đó, bạn
không cần có nghị lực lớn, và tuy chưa được hân hạnh biết bạn, tôi cũng
có thể nói chắc mà không sợ lầm rằng đã có ít nhất là vài lần bạn tỏ ra
có nghị lực khá mạnh. Bạn nhớ lại, từ trước tới nay, đã làm được việc
gì khó khăn chưa? Hồi còn đi học, gần tới kỳ thi ra trường, bạn đã thức
khuya dậy sớm, nhịn dạo phố, coi hát để ôn bài chứ? Rồi lúc tản cư, bạn
đã có lần nào chân mỏi rã rời mà cũng ráng quẩy đồ trên vai, lết từng
bước hàng mấy cây số nữa để tới chỗ nghỉ không? Có ư? Vậy thì vấn đề:
"bạn quả có thiếu hẳn nghị lực không?" mà chúng ta đã nêu ra ở cuối
chương trước, khỏi cần phải bàn nữa, phải chăng bạn? <br><br>      Một thi sĩ thấy tôi soạn cuốn này, mỉm cười bảo: <br><br>-
Không có nghị lực mới cần rèn nghị lực, mà muốn rèn nghị lực thì phải
có nghị lực đã: đã thiếu nó rồi thì làm sao rèn nó được? Vấn đề rèn nghị
lực quả là một vấn đề lẩn quẩn. <br><br>      Lời đó, mới nghe thì chí
lý, nhưng hoàn toàn sai chính vì thi sĩ đó, cũng như bạn, nghĩ rằng có
những người thiếu nghị lực. Quan niệm sai lầm làm hại biết bao thanh
niên! Họ tin rằng không có nghị lực nên tự học không được, tu thân không
được, không thành công được, rồi chán nản, sầu tủi nghĩ đến tương lai
mờ ám, đến kiếp sống thừa của mình. Họ có thiện chí lắm, thấy điều phải
rất muốn theo, thấy cái đẹp rất muốn làm, mà rút cục chẳng làm được gì
cả vì không hiểu rõ bản thể của nghị lực. <br><br>      Không! Không một
người nào bẩm sinh ra thiếu hẳn nghị lực, chỉ có những người mà nghị
lực suy kém hoặc không quân bình thôi. Trong chương sau, chúng ta sẽ xét
qua những bệnh đó của nghị lực. <br><br>      TÓM TẮT <br><br>      1. Nghị lực không phải là một năng lực độc nhất mà gồm ba năng lực: suy nghĩ, quyết định, thực hành. <br><br>      Người nào cũng có 3 năng lực ấy, nên ta không thể bảo: <br><br>      "Tôi thiếu nghị lực" mà chỉ có thể nói: "Tôi có bệnh về nghị lực". <br><br>
     2. Về phương diện sinh lý, các nhà bác học chưa định được phần nào
trong cơ thể ta điều khiển nghị lực. Chúng ta chỉ mới biết rằng một đời
sống hợp vệ sinh, và nhiều hạch như hạch trước cổ ảnh hưởng đến hoạt
động tinh thần, và đến nghị lực của ta.<br><br>      3. Về phương diện tâm lý, người nghị lực có những đức sau này: <br><br>      - Óc sáng kiến. <br><br>      - Tinh thần quyết đoán. <br><br>      - Bền chí, tự chủ. <br><br>      Những đức ấy phải trung hoà, nếu thái quá sẽ thành những tật, hại cho nghị lực. <br><br>      4. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nghị lực như: <br><br>      - Thói quen mới đầu giúp cho nghị lực, lâu có thể làm hại nghị lực. <br><br>
     - Sự hiểu rộng biết nhiều giúp ta suy nghĩ, nhưng chính tình cảm
nồng nhiệt mới giúp ta quyết định mau và bền chí thực hành.<br><br>      - Hoàn cảnh xã hội, như những lời khen, chê của người khác, làm tăng hoặc giảm nghị lực của ta. </font></p>
Posted in: Old Sayings
Be the first person to like this.