KEBACPHUOC
by on July 21, 2011
49 views
<p><font color="#675B62" face="arial" size="2">Câu chuyện trên tuy chỉ là
chuyện thần thoại mơ hồ nhưng dù sao cũng của người Việt Nam đối với vấn
đề con ranh con lộn vấn đề hình như phổ biến trong dân gian từ xưa đến
nay.<br><br>      Đối với khoa tử vi, bói toán thì vấn đề con ranh con
lộn được giải thích bằng cách cho rằng những đứa con sinh ra bị chết yểu
là do bị phạm vào các giờ kỵ nguy hiểm.<br><br>      Có 5 giờ đại kỵ gây chết chóc yểu vong cho con trẻ lúc chào đời:<br><br>
     1. Giờ Quan Sát: Khi người mẹ lâm bồn, đứa con sinh ra phạm vào
giờ quan sát thì đứa con này sẽ khó tránh được sự tử vong đến nhanh. Có
khi đứa bé sinh ra được vài giờ thì chết hoặc khi người mẹ chuyển bụng,
hài nhi cũng đã không sống. Trong khoa tử vi, có nói đến cách tính giờ
quan sát. Các nhà bói toán và luận đoán tử vi thường tính giờ quan sát
bằng cách căn cứ vào giờ sinh và tháng sinh của đứa bé để định cát,
hung. Theo khoa tử vi thì mỗi tháng trong năm có một giờ quan sát tương
ứng như sau:<br><br>      Tháng; Phạm giờ quan sát.<br><br>      Tháng giêng; Giờ Tỵ; Từ 9 giờ sáng đến 11 giờ trưa.<br><br>      Tháng hai; Giờ Ngọ; Từ 11 giờ đến 1 giờ trưa.<br><br>      Tháng ba; Giờ Mùi; Từ 1 giờ đến 3 giờ trưa.<br><br>      Tháng tư; Giờ Thân; Từ 3 giờ đến 5 giờ chiều.<br><br>      Tháng năm; Giờ Dậu; Từ 5 giờ đến 7 giờ tối.<br><br>      Tháng sáu; Giờ Tuất; Từ 7 giờ đến 9 giờ tối.<br><br>      Tháng bảy; Giờ Hợi; Từ 9 đến 11 giờ khuya.<br><br>      Tháng tám; Giờ Tý; Từ 11 giờ đến 1 giờ khuya.<br><br>      Tháng chín; Giờ Sửu; Từ 1 giờ 3 giờ khuya.<br><br>      Tháng mười; Giờ Dần; Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng.<br><br>      Tháng mười một; Giờ Mão; Từ 5 giờ đến 7 giờ sáng.<br><br>      Tháng mười hai; Giờ Thìn; Từ 7 giờ đến 9 giờ sáng.<br><br>
     Nếu đứa bé sinh vào tháng 6 nhằm vào giờ Tuất tức là bị phạm giờ
quan sát. Vì khoa tử vi xuất phát từ Trung Hoa nên phải tính theo Đông
Phương. Vì thế phải đối chiếu với giờ chính thức quốc tế. Tuy nhiên dù
sao đây cũng chỉ là cách giải thích về trường hợp trẻ sơ sinh bị yểu
mệnh theo khoa tử vi mà thôi. Cũng theo cách giải thích này thì nếu may
mắn đứa bé được sống còn thì thường hay bị đau ốm, còi cọt, mặt mày ngơ
ngác, đôi khi tánh nết khó dạy. Vì thế nhiều khi trong dân gian người ta
hay bảo đứa bé nào đó bị quan sát có nghĩa là đứa bé ấy xanh xao còm
cỏi (trường hợp này hoàn toàn khác xa trường hợp đứa bé xanh xao vì
thiếu ăn, nghèo khổ).<br><br>2. Giờ Kim Sà.<br><br>      Ngoài giờ quan
sát ra, đôi khi đứa bé chào đời phạm vào giờ xấu gọi là giờ Kim Sà cũng
khó ng. Nếu may mắn thoát được yểu tử thì lại rất khó nuôi vì cứ đau ốm
tai nạn hoài. Theo kinh nghiệm của các người xưa (Trung Hoa và Việt Nam)
thì con trẻ phạm giờ Kim Sà khó sống qua 12, 13 tuổi thường thì khoa tử
vi, bói toán còn tìm hiểu thêm sự xung khắc giữa người mẹ và đứa bé.
Nếu bản mệnh (mạng) người mẹ lại khắc bản mệnh người con và khi đứa bé
chào đời lại phạm giờ Kim Sà thì rất khó sống, (ví dụ mẹ mạng thủy con
mạng hỏa, mẹ kim con một, mẹ mộc con thổ, mẹ hỏa con kim). Nếu bản mệnh
người mẹ thuận hợp hay phù sinh cho con thì hy vọng qua khỏi nguy hiểm
tánh mạng nhưng thường khó nuôi, èo ọt. (Ví dụ mẹ mộc con là hỏa (mộc
sinh hỏa), mẹ hỏa con thổ (hỏa sinh thổ), mẹ kim con thủy (kim sinh
thủy) mẹ thủy con một (thủy dưỡng mộc), mẹ thổ con kim ( thổ sinh kim).
Trường hợp này đứa bé ít nguy hiểm hơn gọi là phạm vào bàng giờ.<br><br>
     Các tính giờ theo khoa tử vi phải qua nhiều giai đoạn chuyển hóa
về năm, tháng, giờ với lá số tử vi. Sau đây là sơ lược cách tính của
người xưa:<br><br>      A) sơ đồ về các cung ở lá số tử vi<br><br>      B) Cách tính giờ Kim Sà:<br><br>      Trước tiên ghi tên cho đúng ngày tháng năm sinh giờ sinh của đứa bé sau đó lần lượt tính qua 4 giai đoạn sau:<br><br>
     Gia đoạn 1: gọi cung Tuất trong lá số là năm tý tinh theo chiều
thuận (xem mũi tên và ghi chú) để năm sinh của đứa bé (ví dụ năm Quý
Dậu) đến cung nào trong lá số thì coi cung đó là tháng giêng.<br><br>
     Giai đoạn 2: Từ cung ứng với tháng giêng đếm theo chiều nghịch lại
cho đến tháng đứa bé sinh (ví dụ tháng 4 âm lịch). Ứng vào cung nào
trong lá số.<br><br>      Giai đoạn 3: Từ cung ứng với tháng sinh của
đứa bé gọi là ngày mùng một lại đếm theo chiều thuận cho đến ngày sinh
của đứa bé trùng với cung nào của lá số thì gọi cung đó là giờ Tý.<br><br>
     Giai đoạn 4: Từ cung ứng với giờ Tý, đếm theo chiều lại để đến giờ
sinh của đứa bé trùng vào cung nào của lá số thì đó chính là cung tốt
hay cung xấu.<br><br>      Nếu cung này là cung Tuất hay cung Thìn sẽ
rất nguy hiểm cho đứa con trai mới sinh vì gặp đúng giờ Kim Sà. Nếu là
cung Mùi hay cung sửu thì có thể vượt qua nguy hiểm nhưng cũng khó nuôi,
dễ bị đau ốm hoài đó cũng là giờ bàng giờ.<br><br>      Đối với đứa bé
mới sinh là gái thì nếu gặp cung Tuất hay Thìn thì thoát yểu tử nhưng
lại khó nuôi còn nếu phạm vào cung Sửu, Mùi thì sẽ nguy hiểm vì sẽ nguy
hiểm vì đã gặp giờ Kim Sà.<br><br>      3. Giờ Tướng Quân, giờ Dạ Đề, giờ Diêm Vương<br><br>
     Ngoài giờ bàng giờ ra khoa tử vi còn cho rằng con trẻ mới sinh
phạm giờ Tướng Quân tuy có xấu nhưng không nguy hiểm đến tính mạng
màchỉ có tật khóc đêm, khờ khạo. Người xưa nhất là các nhà bói toán cho
rằng sở dĩ con trẻ hay khóc đêm và khóc dai là vì khi sinh phạm vào giờ
Dạ Đề. Trường hợp cuối cùng cũng đáng quan tâm mà khoa tử vi đã nêu ra
là vấn đề phạm giờ Diêm Vương. Giờ Diêm Vương là giờ khi mà đứa bé chào
đời gặp phải. Thường các nhà bói toán tính theo mùa sinh tương ứng với
giờ xấu Diêm Vương như mùa xuân giờ Sửu và Mùi là phạm, mùa hạ giờ Thìn
giờ Tuất (phạm), mùa thu giờ Tý giờ Ngọ (phạm) mùa đông giờ Mão, giờ Dậu
(phạm). Khi phạm nhằm giờ Diêm Vương, đứa bé lớn lên thường có triệu
chứng lạ lùng hay co giật chân tay, thần kinh bất ổn và đôi khi nói
những lời kỳ dị như bị ma quỷ ám ảnh.<br><br>      Trên đây là cách giải
thích của khoa tử vi, lý số. Về sự yểu mệnh của các con trẻ. Quả thật
cho đến nay, vấn đề vẫn còn nằm trong vòng bí ẩn. Chỉ biết rằng theo
kinh nghiệm của người xưa, trong dân gian thì các trẻ con mới sinh phạm
nhằm các giờ vừa kể thường khá nuôi và khó thọ. Tuy nhiên câu hỏi lại
được đặt ra là nguyên nhân nào khiến hài nhi chào đời vào giờ đó? Phải
chăng đó là sự tình cờ, là sự tuân theo quy luật chuyển hóa của các giai
đoạn thời gian tự nhiên trong vũ trụ như thụ thai lúc nào thì giai đoạn
phát triển phôi thai đến ngày sinh nở đã định theo đúng chi kỳ thời
gian. Nhưng thắc mắc vẫn còn là không phải luôn luôn lúc nào thai nhi
lọt lòng mẹ cũng vẫn đúng chín tháng 10 ngày cả. Vậy tại sao phải đợi
đến giờ đó tháng đó năm đó đứa bé mới chào đời? Các y bác sĩ ở ngành sản
khoa cho biết có khi người sản phụ chuyển bụng dữ dội tưởng sinh ngay
tức thì nhưng mãi đến chiều tối hài nhi mới chào đời. Như vậy giờ phút
đứa bé chào đời là ngẫu nhiên hay có một sự sắp xếp huyền bí nào?</font></p>
Posted in: Old Sayings
Be the first person to like this.