KEBACPHUOC
by on July 21, 2011
59 views
<p><font color="#675B62" face="arial" size="2">Ở đây đây cần lưu ý đến một
vấn đề thường gây tranh luận lớn lao đó là vấn đề cho rằng sinh vật này
có thể chuyển sinh thành sinh vật khác sau khi chết do nghiệp quả. Con
người có thể tái sinh thành loài sinh vật thấp kém hay loài thú có thể
chuyển sinh thành người.<br><br>      Theo thuyết luân hồi của Phật giáo
thì chính nghiệp lực đã làm phát sinh chuyển hóa biến đổi, như đã nói
trên. Đại Đức K. Sri Dhammananda cho rằng: Kiếp sống của mọi sinh vật
diễn tiến qua nhiều hình thức một cách liên tục không ngừng nghỉ. Tuy
nhiên tất cả chỉ là sự biểu lộ thoe từng giai đoạn tạm thời của nghiệp
lực mà thôi. Hiện tại, xác thân không phải phát sinh một cách trực tiếp
từ hình thể vật chất có từ quá khứ mà là sự thừa kế của sinh mạng trong
quá khứ và nối tiếp cùng nó theo cùng một dòng nghiệp lực.<br><br>
     Về nghiệp lực thì có nghiệp lực được thể hiện dưới hình thức con
người hay có khi biểu lộ dưới hình thức con vật. Do đó nếu sinh vật sống
mang dạng thể con người nhưng có hành động và ý nghĩ thấp hèn, man dã,
ngu si như loài thú, và biểu lộ theo bản năng giống loài thú thì cái
nghiệp xấu xa hạ đẳng ấy sẽ dẫn họ thọ sanh chuyển sinh dưới hình thức
của loài thú là lẽ tự nhiên. Nhưng sua khi họ chuyển sinh làm kiếp thú
thì những gì tốt lành, phước thiên mà họ đã có từ quá khứ hay tồn trữ từ
nhiều kiếp trong quá khứ tuy đang tiềm tàng, ẩn náu trong trạng thái
bất động nhưng rồi khi gặp điều kiện thuận lợi lại phát lộ ra và theo sự
tiến hóa ấy họ lại dần dần thoát khỏi khuôn khổ, kiếp sống của loài vật
để rồi ở kiếp kếp tiếp có thể lại chuyển sinh thành người. Trong xã
hội, cuộc đời mỗi chúng ta thường gặp khá nhiều con người dáng dấp, cử
chỉ, cá tánh... tầm thường xấu xa đê hèn đôi khi còn thua cả loài vật
nhưng đôi khi chúng ta cũng gặp một số con vật như chó, mèo, ngựa, khỉ
có phong cách chững chạc, thông minh, hiện thực, hiền dịu, trung thành
còn hơn cả người...<br><br>      Nhiều người đã thắc mắc khi bắt gặp lý
luận vừa qua vì họ cho rằng loài vật không thể có tư tưởng và lý trí như
người được vì thế chúng không thể so sánh với con người, hơn nữa loài
vật làm sao có khả năng và ý tưởng làm việc thiện, việc tốt lành. Ở đây
vấn đề được đặt ra không nhằm vào kiếp hiện tại của loài vật đó ma chỉ
nói đến những gì ở quá khứ, ở nhiều kiếp trước đó của nó nghĩa là những
hành động từ kiếp trước nó đã gây ra trong vòng luân hồi nghiệp báo sanh
tử mà thời gian ấy có khi rất lâu nhưng chưa có cơ hội phát sinh ra kết
quả. Theo đại Đức K. Sri Dhammamda thì "khi con vật sắp lìa đời, điều
thiện ở quá khứ xa xăm bất chợt theo "chập tư tưởng" đi vào nó và đó đã
tạo duyên khởi thọ sanh tốt lành và hy vọng chuyển sinh làm người".<br><br>
     Xét về mặt sinh vật học thì từ lâu, các nhà khoa học đã quan tâm
tìm hiểu và nghiên cứu về khả năn trí tuệ của loài vật. Trong thập niên
1970 nhiều cuộc tranh cãi xoay quanh vấn đề trí thông minh của thú vật
nhất là loài khỉ đã xảy ra vô cùng sôi nổi. Điều này đã khiến một số lớn
nhà khoa học đi sâu hơn nữa vào lãnh vực tìm hiểu trí thông minh của
loài vật và mong có lời giải đáp thỏa đáng sau những quyết định chính
xác. Mới đây nhiều nhóm khoa học gia ở Anh, Pháp, Nhật, Đức và Hoa Kỳ đã
vô tình đưa ra một nhận xét rằng: có nhiều bằng chứng cho thấy các loài
động ật cũng có khả năng trí tuệ cao.<br><br>      Viện Đại Học Georgia
ở Hoa Kỳ đã có một số báo cáo đầy khích lệ về trí thông minh của loài
vật. Tại đây, một số nhà khoa học đã nuôi nấy tìm hiểu, qua sát và
nghiên cứu về loài vật. Đặc biệt, loài khỉ được lưu ý nhiều. Hai nhà
nghiên cứu nổi tiếng thuộc lãnh vực này là bà Savage và nhà tâm lý học
Rose Sevcik đã theo dõi chú khỉ Kanzi. Đây là chú khỉ được xem là có khả
năng trí tuệ cao vì đã học được rất nhan các hình ảnh và các chữ, sau
đó thường biểu lộ ý muốn hay "nói chuyện" với người thì chú khỉ Kanzi
này chỉ việc chỉ tay vào dấu hiệu, hình ảnh hay chữ trên bảng. Điều kỳ
lạ là Kanzi cón biết quy luật văn phạm mà nó đã được chỉ dạy nên khi sắp
xếp câu nói ít khi bị nhầm lẫn về thứ tự các chữ. Từ kết quả thành công
vượt ngoài sự tưởng tượng này đã giúp đánh tan mối nghi ngờ từ lâu về
khả năng hiểu biết của loài vật. Thật vậy, từ lâu không những các nhà
khoa học mà ngay cả những người bình thường cũng đều nghĩ rằng loài vật
không có sự thông minh và nếu chúng làm những điều gì theo ý người chỉ
là do chúng đã phản ứng trước những mệnh lệnh phát sinh bởi những tín
hiểu của người dạy chúng mà thôi.<br><br>      Mặc dầu vậy, vẫn không
thiếu người cho rằng chỉ có loài khỉ, vì sống gần gũi với người nên
chúng dễ bắt chước những hành động, cử chỉ, việc làm của người. Các nhà
khoa học đã chứng minh ý nghĩ trên không đúng hoàn toàn bằng cách nghiên
cứu những loài sinh vật khác không phải là khỉ. Nhà huấn luyện loài
động vật nổi tiếng không phải là khỉ. Nhà huấn luyện loài vật nổi tiếng
đều có khả Herman đã cho biết rằng phần lớn các loài động vật đều có khả
năng tri thức. Ông Herman nghĩ rằng nếu nghiên cứu, huấn luyện loài khỉ
thì dễ bị phê bình là cho loài sinh vật có sự tiến hóa cao và gần gũi
với người. Vì thế ông chọn một loài sinh vật mà sự tiến hóa của tổ tiên
chúng phát sinh từ những động vật có vú trong khoảng thời gian gần 46
triệu năm đó là loài cá heo. Các nhà huấn luyện cá heo thuộc nhóm Herman
cho biết cá heo rất thông minh, chúng có thể hoạt động theo các dấu
hiệu của các nhà huấn luyện, sự nhận thức của chúng rất nhanh và chúng
còn có khả năng giữ lại trong bộ óc những hình ảnh mà chúng đã học được
vì thế chúng có thể canh giữ, chờ đợi hay làm một việc gì đúng theo sự
"dặn dò" của con người. Điều đáng nói là mỗi khi hoàn thành một việc, cá
heo thường tỏ ý vui mừng hớn hở giống như một con người cảm thấy thỏa
thích khi đã hoàn thành nhiệm vụ. Trái lại mỗi khi làm sai, chúng tỏ vẻ
âu sầu buồn bã và lắc cái đầu như con người lắc đầu vì chán nản thất
vọng vậy. Cho đến nay các nhà sinh vật học và các nhà khoa học phần lớn
đều thừa nhận rằng loài vật có khả năng hiểu biết và sự hiểu biết ấy
cũng tùy theo cấp độ tiến hóa của các loài vật. Từ lâu con người biết
những con vật có khả năng tir1 óc, người ta không cần căn cứ vào bộ óc
to hay nhỏ của chúng mà tùy vào khả năng "nhận thức" với các sự việc.
Con chuột tuy nhỏ những không ranh, con voi to lớn và khôn theo kiểu
khôn của người nhiều kinh nghiệm chững chạc. Con chó vừa nhớ lâu vừa có
khả năng trí óc cao. Con mèo cũng vậy...<br><br>      Tất cả những điều
vừ trình bày ở trên mà chính các nhà khoa học đã thừa nhận, đã giúp cho
luận cứ rằng có nghiệp lực được thể hiện dưới hình thức con người hay có
khi biểu lộ dưới hình thức con vật và tùy theo sự tiến hóa của hành
động và tư tưởng mà sự chuyển sinh sẽ được tốt lành ở kiếp kế tiếp.<br></font></p>
Posted in: Old Sayings
Be the first person to like this.