KEBACPHUOC
by on July 21, 2011
62 views
<p><font color="#675B62" face="arial" size="2">Đây là vấn đề mà quả thật
cho đến nay các nhà khoa học nhất là giới y khoa chưa có được những
chứng cớ rõ ràng trong thực tế. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu về hiện
tượng luân hồi, tái sinh có những nhận định theo luận cứ của họ:<br><br>
     Linh hồn đã nhập vào thể xác mới, theo nhiều trường hợp. Có khi
bào thai vừa thành hình trong bụng linh hồn đã nhập vào đầu thai. Đôi
khi đứa bé vừa lọt lòng mẹ linh hồn mới nhập vào.<br><br>      Khi vừa
thụ thai nghĩa là lúc tinh trùng của người cha kết hợp với noãn châu của
người mẹ để thành trứng thụ tinh thì lúc ấy linh hồn chưa có thể xâm
nhập vào để đầu thai. Nguyên nhân đầu tiên là lúc bấy giờ bộ não và hệ
thần kinh chưa được tạo lập, nếu vào giai đoạn trứng thụ tinh thì trừng
ấy chỉ tuân theo hiện tượng sinh lý học để tiếp tục đi vào giai đoạn
chuyển hóa của phôi (Embryon) để rồi thành bào thai có dạng ban đầu của
thai nhi chưa rõ rệt.<br><br>      Ở đây cầu lưu ý rằng, không hiểu
người xưa đã quan tâm ra sao về luận cứ này, hay chỉ là một sự trùng hợp
khi họ cho rằng lúc người mẹ có thai, nên có những tư tưởng những hình
ảnh đẹp đẽ tốt lành trong tâm trí để có được đứa bé xinh đẹp thông minh
nhân hậu khi sanh ra. Phải chăng đây là chủ ý muốn dùng tư tưởng, cảm
nghĩ tốt lành để lôi cuốn linh hồn tươi sáng nhập vào bào thai? Trường
hợp khi hai nhi vừa lọt lòng mẹ thì linh hồn mới nhập vào thường rất
hiếm và lý do có thể là đứa bé sinh thiếu tháng, sinh non. Nếu đúng thật
với thời gian ấy trùng lắp với sự hội nhập của linh hồn vào để đầu
thai, nhưng vì vào giai đoạn ấy thai nhi đã chào đời nên xem như linh
hồn nhập vào lúc đứa bé sinh ra. Bác sĩ Bandyo là nhà giải phẫu nổi danh
ở Ấn Độ đã có lần đưa ra nhận xét như sau về vấn đề linh hồn đầu thai:
"Khi đứa bé qua đời vì một lẽ gì đó, linh hồn chúng không chịu đi xa mà
thường lẩn quẩn bên cạnh người mẹ để chờ điều kiện thuận tiện đầu thai
lai khi người mẹ có thai lần nữa."<br><br>      Vấn đề tái sinh luân hồi
làm phát sinh nhiều thắc mắc và nghi vấn. Sau đây là một số giải thích
đại cương từ các nhà nghiên cứu về hiện tượng chuyển sinh:<br><br>      Một số giải thích về hiện tượng chuyển sinh:<br><br>
     - Trường hợp có những sự tái sinh kiếp người xa cách nhau đến cả
trăm năm là do sự chuyển sinh qua nhiều kiếp thể hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau như có thể chuyển sinh làm loài sinh vật thấp kém hoặc có
khi chuyển vao cõi giới phi nhân loại. Các nhà thôi miên khi tìm hiểu
về tiền kiếp của những người nào đó, đôi khi họ bắt gặp một giai đoạn
rất xa mới thấy người này chuyển sinh trở lại. Ngoài ra từ lâu, các nhà
nghiên cứu về luân hồi nhận thấy rằng có những trường hợp các tử tội đôi
khi trước khi chết còn ước nguyện sẽ trở lại phục thù hay mong gặp lại
người thân. Cũng có khi những người này còn quy định cả thời gian như
trường hợp tện sát nhân Giles Derais trước khi bị lửu ở giàn hỏa thiêu
đốt cháy cơ thể hắn bỗng nói lên lời nguyền là sẽ trở lại 500 năm sau.
Vậy phải chăng hắn phải bị một thời gian 500 năm không được đầu thai
thành người?<br><br>      Những đứa trẻ nhớ được quá khứ xa xăm của mình
thường cho biết "thuở xa xưa ấy" chúng đã qua đời trong khoảng tuổi 30
và 40.<br><br>      Khi chết thường "ấm ức" bất ngờ (do tai nạn) hay bị
sát hại (chết oan) thì sự nhớ lại tiền kiếp dễ phát sinh một cách bất
ngờ.<br><br>      Sau khi qua đời, các nhân vật này lại chuyển qua giai
đoạn sống tiếp theo từ một cơ thể khác để bắt đầu một cuộc đời khác
nhưng đôi khi nhớ lại quá khứ mình. Ở đây, dù muốn dù không, các nhà
nghiên cứu cũng buộc lòng phải "lật lại hồ sơ tôn giáo" theo đó họ phải
nghiền ngẫm nghiên cứu kỹ dưới mắt của nhà khoa học và các thuyết của Ấn
Độ giáo hay đạo Bà la môn (Brahmminism) và nhất là Phật giáo. Sự tương
ứng được đưa ra theo cách gọi như sau: sau khi qua đời, người chết lại
trải qua giai đoạn sống tiếp theo từ một cơ thể khác để bắt đầu một cuộc
đời khác. Ở đây theo lý thuyết về vấn đề luân hồi nhân quả thì sau khi
qua đời, người chết để lại "đằng sau" mình cái được gọi là "tiền kiếp"
và chuyển qua cơ thể khác để bắt đầu một cuộc đời khác tức là đi vào
"hậu kiếp". Hậu kiếp này không phải là chấm dứt mà sẽ còn tiếp diễn mãi,
(chữ hậu chỉ là làm rõ nghĩa cho chữ tiền kiếp mà thôi).<br><br>      Thường thì sự chuyển đổi "cuộc đời" từ kiếp này đến kiếp khác bắt đầu sau vài năm.<br><br>
     Nguyên nhân làm nhớ lại "quá khứ xa xăm" hay "tiền kếp" là do nỗi
lo sợ qua hình ảnh một lời nói nào đó bất chợt khơi dậy từ ký ức. Trong
một hồ sơ lưu trữ ở viện nghiên cứu về tiền kiếp ở Virginia (Hoa Kỳ) có
ghi lại trường hợp một em bé gái sống ở Mã Lai, mỗi lần thấy cái thau
nước đầy là tái xanh mặt và khóc thé lên. Nhiều lần như thế khiến cha mẹ
bé phải dùng roi để trừng phạt em và hỏi nguyên nhân. Năm em 6 tuổi, em
mới cho biết: "ngày trước (tiền kếp) con là một người đàn bà làm việc ở
một cửu hàng ăn và bị vợ ông chủ ghen giết bằng cách dìm đầu con vào
một thùng nước đầy cho ngạt thở."<br><br>      Về giới tính thì cho đến
nay có thuyết cho rằng giới tính ít thay đổi khi chuyển sinh từ kiếp này
sang kiếp khác. Tuy nhiên qua các sưu tầm nghiên cứu tìm hiểu của tiến
sĩ Ian Stevenson thì đôi khi có sự thay đổi phái tính khi tái sinh.<br><br>
     Về vấn đề liên hệ họ hàng thân thuộc giòng giống sắc tộc tôn giáo,
chính kiến v..v... không ảnh hưởng. Có người kiếp trước là dân Á Châu,
kiếp sau lại là người Âu Châu, hay Phi Châu. Có người kiếp trước theo Ky
Tô giáo kiếp sau lại theo Phật giáo. (Điều này thấy rõ ràng khi xét đến
trường hợp những vị có chức sắc lớn trong tôn giáo nào đó, đôi khi lại
chuyển đổi niềm tin để theo một tôn giáo khác ngay trong cuộc đời của
họ. Để giải thích sự kiện này, các nhà nghiên cứu luân hồi, tái sinh cho
rằng nguyên nhân là những niềm tin hình ảnh và lý thuyết tôn giáo mà
người ấy đã theo từ tiền kiếp đã được khơi dậy ở kiếp hiện tại qua lời
rao giảng hay nghiên cứu các kinh sách liên quan.<br><br>      Khi ngành
sinh vật học ngày càng tiến bộ, các nhà khoa đã cho rằng cha mẹ con cái
có những di truyền về huyết thống, về tái sinh về bệnh lý, cá tính,
dạng thể... do các gen là chính. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn thấy không
phải hoàn toàn đúng theo chiều hướng của lời giải thích thuần về di
truyền học như vậy. Trái lại, vẫn có những gia đình mà sự khác biệt giữa
cha mẹ, con cái, anh em rất xa nhau. Đôi khi cha mẹ rất thông minh tài
giỏi nhưng con cái lại rất đần độn. Đôi khi cha mẹ rất độc ác nhưng con
cái lại hiền đức... đối với các anh chị em trong gia đình cũng vậy,
nhiều khi khác biệt nhau về đủ mọi lãnh vực, ngay cả trong trường hợp
cặp sinh đôi Chang Buhner và Eng dính liền nhau ở hông khi sinh ra nhưng
khi lớn lên lại rất xung khắc về tính tình tài năng và thể chất. Điều
đặc biệt kỳ lạ hơn nữa là có những cặp sinh đôi lại không giống nhau về
gương mặt và nhất là màu da như một số lớn trường hợp đã xảy ra tại Đan
Mạch (Denmark), Đức, Hoa Kỳ, Gia Nã Đại (Canada)... Năm 1978 ở Tây Đức
(West Germany) và năm 1939 ở North Carolina có những cặp sinh đôi một da
đen một da trắng. Đặc biệt những cháu này lại rất thương yêu nhau. Cũng
về di truyền, huyết thống, đôi khi có trường hợp một người con không
giống cha hay mẹ lại rất ông nội. Đại Đức K. Sri Dhammanada đã cho rằng
có những nghiệp phát sinh trong quá khứ tưởng đã mất hẳn dù ở trạng thấi
bất động nhưng chờ cơ hội để bộc lộ rõ nét ra. Do đó ngay cả bệnh lý,
cũng theo Đại Đức thì chính nhà văn Pháp Poussin cũng đã giải thích sự
kiện tương tự theo định luật di truyền khi nhiều căn bệnh ấp ủ qua nhiều
thế hệ bỗng nhiên bộc phát một cách bất ngờ.<br><br>      Về vấn đề
thiện ác, nhiều kẻ chọc trời khuấy nước, giết người không gớm tay nhưng
sau đó lại đi tu. Có kẻ sinh trưởng trong một gia đình nề nếp, đạo đức
hay đã trải qua một quãng đời trong tu viện nhưng sau đó lại trở thành
kẻ sát nhân tàn bạo. Như thế trong mỗi người có tàng trữ cái tốt và cái
xấu và những cái tốt xấu ấy chắc chắn phải có từ trược. Nhìn một đứa bé
mới chập chững biết đi nhưng nó lại có cử chỉ sành sỏi trong hành động
dùng chân dẫm nát con ruồi, con gián bị gẫy cánh khập khễnh bò dưới đất
thì người ta mới tự hỏi rằng do đâu mà ác tính đã len vào trong đứa trẻ
thơ ngây ấy? Có phải cái tàn ác ấy đã phát khởi từ tiền kiếp của nó rồi
và giờ đây được thể hiện khi có điều kiện. Ở đứa trẻ chúng ta còn thấy
sự phát khởi tự nhiên về tánh tham lam vị kỷ, sâm si ganh tỵ... không ai
dạy mà đứa trẻ nhỏ đã nuốt vú mẹ sau khi sanh ra và nếu không cho bú nó
sẽ khóc thét lên.<br><br>      Một vấn đề có liên quan đến thiện ác làm
thắc mắc nhiều người là tại sao mọi người đều giống nhau nhưng lại có
kẻ hiền lương người gian ác. Điều trái ngược hơn nữa là kẻ ác đôi khi
lại được ưu đãi và sống thọ còn kẻ hiền lương lại bị đọa đày có khi chết
sớm?<br><br>      Về lãnh vực giàu nghèo sang hèn cũng vậy, đôi khi kẻ
ác lại được giàu sang còn người hiền lương thì mãi chịu cảnh bần hàn.
Tại sao có sự bất công vô lý ấy? Các thắc mắc thật sự còn nhiều nhưng
tất cả các thắc mắc ấy, ngay cả những bất công vô lý mà loài người đều
đã thấy rõ và xuất hiện trên cõi đời, tất cả đều có nguyên nhân và nếu
biết rằng sự sung sướng hay đau khổ, sự giàu sang hay nghèo khó, sự
thông minh hay ngu muội, sự tàn ác hay hiền lương... thể hiện trong đời
mỗi người đều do nghiệp báo thì con người chẳng còn gì phải thắc mắc lo
âu. Nếu biết vấn đề đau khổ hay hạnh phúc đều do ta tạo lấy từ kiếp
trước thì vấn đề vẫn chưa quá muộn khi ta còn sống, hay tự mình tự mình
tạo lấy nhân lành thì có thể ta sẽ nhận được quả tốt tức thì trong đời
này hay chậm hơn là ở đời sau. Đó là luật tự nhiên của nhân quả vậy.<br><br>
     Điều đáng quan tâm hơn nữa về vấn đề của những cặp sinh đôi là từ
lâu các nhà y học đã lưu ý về các trường hợp này vì họ càng ngày càng
thấy các điều thật lạ lùng khó giải thích.<br><br>      Các nhà tâm sinh lý học đã nghiên cứu hàng ngàn vụ sinh đôi và rút ra những trường hợp rất đặc biệt.<br><br>      Vấn đề những cặp sinh đôi sống cách ly nhau:<br><br>
     Thoe tài liệu của Times Life Book (1991), thì có đến 62 trường hợp
sinh đôi trên thế giới. Nhưng có những hoàn cảnh khác nhau. Có khi mỗi
người sống một nơi. Đôi khi hai anh em hay hai chị em sinh đôi ở cách xa
đến nửa vòng quả đất. Báo Der Spiegel của Đức đã cho biết hiện nay,
giáo sư bác sĩ Thomas Bouchard là người nghiên cứu kỹ nhất về những
trường hợp cặp sinh đôi sống ly thân và theo dõi quá trình phát triển về
công danh địa vị, tài năng nghề nghiệp cùng tương lai của họ. Vấn đề
gây kinh ngạc mọi người khi bác sĩ Thomas đưa ra trong một họi nghị về
những cặp sinh đôi cho biết là tuy những cặp sinh đôi này sống xa cách
nhau có khi từ nhỏ họ đã bị tách rời mỗi người một phương trời nên không
nhớ mặt nhau hay không liên lạc với nhau. Ấy vậy mà thường thì những
người này lại thường gặp nhau ở một nơi nào đó một cách tình cờ không
hẹn mà đến. Ngoài ra nhưng cặp sinh đôi tuy sống cách biệt nhau nhưng
lại có cử chỉ, sở thích, tài năng và bệnh lý giống nhau. Bác sĩ Thomas
Bouchard nêu trường hợp của cặp sinh đôi Gim Levis và Gim Spring. Cặp
sinh đôi này xa lìa nhau từ lúc mới chào đời. Thời gian xa cách nhau gần
40 năm trời. Trong suốt thời gian đó, họ không biết nhau vì không liện
lạc nhưng cả hai người đều có những điểm rất giống nhau như người nào
cũng có hai vợ mà điểm kỳ lạ nổi bật là hai người vợ trước của họ đều có
cùng tên là Linda và hai người vợ sau của họ của họ cùng có tên là
Bety. Hai người cùng sinh hạ con trai đầu lòng. Tên đứa con trai của Gim
Levis là Alan còn của Gim Spring là Ailen (có sự tương tự) và điều lạ
sau cùng hai gia đình đều nuôi chó mà tên con chó cũng giống nhau (cùng
tên Toy). Về nghề nghiệp, cả hai rất khéo tay và làm thợ thủ công, rồi
năm 30 tuổi, cả hai đều là công nhân tại một cơ sở bán xăng và sau cùng
làm phụ tá cho cảnh sát trưởng ở quận hạt mình ở. Về sở thích: thích tắm
biển, bơi lội và đặc biệt cả hai đều có tật gặm móng tay.<br><br>
     Mỗi năm cả hai đều đến vùng biển Saint, Petersburg để tắm vào mùa
hè, trong mấy năm như thế nhưng không ai biết ai. Bốn năm sau, trong một
cuộc hội ngộ bất ngờ, họ gặp nhau và cảm thấy tâm đầu ý hiệp về mọi
mặt. Họ trở thành bạn thân và sau cùng mới phát giác ra rằng họ là hai
anh em sinh đôi đã xa cách nhau trong gần nữa đời người. Về sau, Gim
Levis phát biểu như sau: "Ngày đầu tiên gặp gỡ Spring tôi có cảm giác
ngờ ngợ một cách lạ lùng và tôi có cảm tưởng như đã gặp nhau từ thuở nào
đó rồi..."<br><br>      Bác sĩ Thomas Bouchard còn nêu lên trường hợp
một cặp sinh đôi khác ở Trinida. Cặp sinh đôi Oskar Stoehr và Jack Yute
sinh năm 1933. Từ lúc mới chào đời, cặp sinh đôi này đã xa cách nhau
rồi. Oskar Stoehr theo mẹ còn Jak Yute thì theo cha. Họ ở xa nhau, người
ở Do Thái, người ở Đức. Sau 46 năm cách biệt, tình cờ họ gặp lại nhau
tại Mineapoli. Khi biết được nhau, cả hai không khỏi kinh ngạc khi thấy
họ cùng mặc một bộ đồ giống nhau: áo sơ mi trắng sọc xanh, đeo kính mát,
để râu giống nhau và thường hắt xì là tật cố hữu của cả hai vì cả hai
đều bị dị ứng. Tại hội nghi khoa học tổ chức tại Tân Orléan, bác sĩ
Thomas Bouchard đã cho biết là ông đã tìm thấy những nét đặc trưng như
vậy ở 105 cặp sinh đôi đượv theo dõi cẩn thận từ lúc họ ra đời cho đến
khi họ khôn lớn. Theo bác sĩ Thomas thì ngoài đặc điểm về cấu tạo gen
còn có những nguyên nhân sâu xa nào đó ảnh hưởng lên các hiện tượng kỳ
lạ đó.</font></p>
Posted in: Old Sayings
Be the first person to like this.